0905 644 128

Responsive image
Blog Tin Tức

Tụt huyết áp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu

Tụt huyết áp khi mang thai là nguyên nhân chính gây nên tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, nặng hơn là ngất xỉu ở mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu cần kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

>>> Cao huyết áp khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ bầu không?

Khi nào mẹ bầu được chẩn đoán bị tụt huyết áp?

huyết áp thấp mang thai ảnh hưởng như thế nào - Thiết bị y tế giá gốc

Huyết áp là biểu hiện của sức khỏe của mẹ và bé. Chỉ số thấp hay chỉ số cao hơn bình thường cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Chỉ số huyết áp là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán bất kỳ vấn đề tiềm ẩn hoặc các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Tụt huyết áp

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg, tức huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Có một số trường hợp phụ nữ có huyết áp sinh lý ở mức khá thấp nhưng không hề cảm thấy mệt mỏi hay có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng. Đa số các bất thường về huyết áp chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe đinh kỳ hoặc khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Khi mang thai, huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp người lớn là 120/80 mmHg. Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, huyết áp của mẹ bầu có thể giảm. Tình trạng này sẽ duy trì trong vòng 2 tháng đầu và tăng tưởng trở lại vào tháng thứ 3. Ngoài ra, huyết áp vẫn được theo dõi sau khi sinh để xem xét các biến chứng sau khi mang thai.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi để thích nghi với việc nuôi dưỡng và sống chung với thai nhi trong tử cung. Để đáp ứng điều này, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo cung cấp cho thai nhi. Đây chính là ” Thủ phạm” dẫn đến tình trạng tụt huyết áp ở mẹ bầu.

Tình trạng huyết áp thấp còn có nguyên nhân khác như: mang thai đôi, tiền sử bị bệnh, không cung cấp đủ vitamin B12. axit folic. Mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ để kiểm soát được huyết áp.

Chỉ số huyết áp sẽ thay đổi tùy thuộc vào thể trạng, sự hồi hộp, căng thẳng, lối sống của mẹ bầu. Bên cạnh đó, huyết áp cũng tăng, giảm tùy theo thời gian trong ngày, nên để xác định được mình có bị tụt huyết áp không, mẹ bầu cần đo huyết áp thường xuyên.

Huyết áp của người mang thai thường thấp hơn trong 24 tuần đầu của thai kỳ, nguyên nhân do các mạch máu mở rộng để máu chảy vào tử cung, nuôi thai nhi.

Một  số yếu tố khác được xem là nguyên nhân gây ra huyết áp thấp:

  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng dị ứng.
  • Nghỉ ngơi quá dài.
  • Cơ thể mất nước hoặc suy dinh dưỡng.
  • Chảy máu trong.
  • Thiếu máu.
  • Mắc bệnh tim.
  • Bị rối loạn nội tiết.
  • Sử dụng thuốc không phù hợp, gây nên giảm huyết áp.

>>> Sàng lọc trước sinh NIPT.

Tụt huyết áp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu

Tụt huyết áp gây nguy hiểm cho mẹ bầu khi thay đổi tư thế đột ngột: đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi hoặc nằm, mẹ bầu sẽ bị té ngã do ngất. Các đợt ngất xỉu bất ngờ gây ảnh hưởng nghiêm trong đến mẹ và bé, gây nên chấn thương sau va chạm.

Khi tụt huyết áp xảy ra ở mức nghiêm trọng, có thể gây nên sốc hoặc tổn thương nội tạng. Từ đó khiến việc vận chuyển máu đến thai nhi trở nên thiếu hụt, ảnh hưởng nghiêm trong đến quá trình phát triển. Trường hợp nghiêm trọng khiến thai chết lưu, thai chậm phát triển, sinh non, trẻ nhẹ cân.

huyết áp thấp mang thai - Thiết bị y tế giá gốc

Cách điều trị huyết áp thấp khi mang thai:

Hiện nay chưa có phương pháp nào cho các mẹ bầu bị huyết áp thấp trong thai kỳ. Các mẹ có thể áp dụng các biện pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà. Đa số huyết áp sẽ trở lại bình thường vào tháng thứ 3 thai kỳ.

Cũng có những trường hợp mẹ bầu phải dùng thuốc huyết áp thấp để điều trị. Việc dùng thuốc này phải tuân theo chỉ định của bác sĩ dựa vào các nguyên nhân gây ra huyết áp thấp như: thiếu máu, mất cân bằng nôi tiết.

Nếu bác sĩ nghi ngờ 1 loại thuốc nào đó mẹ bầu đang sử dụng gây nên huyết áp thấp, bác sĩ sẽ cung cấp một loại thuốc khác để hạn chế tình trạng này.

Cách khắc phục tình trạng huyết áp thấp tại nhà

Đa số huyết áp thấp đều được khắc phục tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Mẹ bầu có thể thực hiện để tránh những biến chứng do bệnh gây ra nhé:

Thay đổi chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục khoa học

Tình trạng huyết áp thấp có thể khắc phục từ từ. Mẹ bầu cần chú ý không nên thay đổi tư thế cơ thể quá đột ngột: từ ngồi sang đứng, từ nằm sang ngồi… Hạn chế đứng một chỗ trong thời gian dài, vì lúc này máu dễ tụ xuống chân gây chóng mặt, tụt huyết áp.

Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi thường xuyên, khi ngủ nghỉ nên nằm nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim, giúp huyết áp ổn định. Không nên làm việc quá sức, hoạt động nặng gây mệt mỏi, căng thẳng, dẫn đến tụt huyết áp. Nên chọn loại quần áo có chất liệu thoáng máy, rộng rãi, hạn chế mặc quần áo bó sát, khiến máu không lưu thông.

Tập thể dục thường xuyên cũng rất tốt cho bà bầu, bạn có thể tập những động tác nhẹ nhàng hoặc chọn những môn thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga để có sức khỏe tốt, duy trì huyết áp luôn ổn định.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Trong các tháng đầu của quá trình mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, nôn mửa khiến cơ thể mất nước dẫn đến tụt huyết áp. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu đến thai nhi. Vì vây, trong thời gian này mẹ nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước sôi để nguội hoặc các loại trà thảo mộc.

Thiết kế một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng

chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp thấp - Thiết bị y tế giá gốc

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì một bữa ăn lớn là điều tốt mẹ cần làm. Khi ăn các bữa nhỏ, hệ tiêu hóa sẽ được giảm áp lực, hạn chế tụt huyết áp.

Chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng như: rau củ quả giàu xơ, sắt, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tránh xa các loại đồ uống có chứa cafeein , cồn, chất kích thích trong suốt thai kỳ để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh xa huyết áp thấp.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên mang theo bánh, kẹo, đồ ngọt để ăn ngay khi có dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt. Tránh tình trạng ngất xỉu đột ngột, va chạm mạnh gây nguy hiểm cho bé và mẹ.

Có thể bổ sung lượng muối phù hợp cho bữa ăn hàng ngày. Để tốt cho cơ thể thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được lượng muối phù hợp với bản thân mình.

Tuyệt đối không bỏ bữa sáng, vì bữa sáng cung cấp năng lượng thiết yếu cho cả ngày. Thói quen bỏ bữa sáng làm giảm trương lực ( sự đàn hồi, dẻo dai) của mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp.

Theo dõi huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà

Đo huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm tình trạng tụt huyết áp khi chưa có dấu hiệu gì. Bà bầu có tiền sử huyết áp cao hoặc huyết áp thấp nên có một máy đo huyết áp cá nhân dùng trong gia đình để theo dõi huyết áp hàng ngày.

Máy đo huyết áp thường dùng tại nhà là máy đo huyết áp Omron hoặc Microlife, 2 dòng máy này đang được ưa chuộng nhất hiện nay với độ bền và bảo hành rất tốt, cho kết quả chính xác ngay từ lần đo đầu tiên. Máy thiết kể dễ sử cho cả người lớn tuổi, nên có thể sử dụng cho cả gia đình.

>> Mua Máy đo huyết áp chính hãng – Bảo hành 5 năm

Trung tâm phân phối huyết áp Microlife và Omron chính hãng: Thiết bị y tế Vinabook – Đà Nẵng. Hotline tư vấn: 091.555.1519

Bài viết tương tự

Leave a Comment

Contact Me on Zalo