Cao huyết áp khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ bầu không?
Cao huyết áp khi mang thai hoặc tăng huyết áp thai kỳ là căn bệnh thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. 5-10% phụ nữ mang thai bị mắc căn bệnh này, 25% trường hợp đẻ non do bệnh. Trong đó, tiền sản giật và sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Vậy mẹ bầu bị cao huyết áp khi mang thai cần lưu ý những gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Định nghĩa tăng huyết áp thai kỳ
Tăng huyết áp khi mang thai dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu ( HATT)≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Được phân loại thành 2 mức, mức độ nhẹ 140-159/90-109 mmHg, mức độ nặng ≥ 160/110 mmHg.
>>> Tăng huyết áp khi mang thai: sự thật và cách phòng ngừa tự nhiên
Cụ thể, tăng huyết áp thai kỳ có những dạng sau:
Tăng huyết áp mạn tính: tình trạng huyết áp tăng cao trước thai kỳ hoặc trước tuần 20 của thai kỳ. Kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.
Tăng huyết áp thai kỳ: Tình trạng huyết áp tăng sau tuần 20 của thai kỳ và thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh. Nếu sau sinh 42 ngày, huyết áp vẫn cao có thể trở thành tăng huyết áp mạn.
Tiền sản giật: được chẩn đoán khi protein niệu và HATT >140mmHg hoặc HATTr > 90mmHg, xảy ra sau tuần thứ 20 ở thai phụ có huyết áp bình thường trước đó. Tiền sản giật thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai lần đầu tiên, đa thai, mắc hội chứng kháng phospholipid hoặc tăng huyết áp mạn tính, bệnh thận hoặc đái tháo đường. Tiền sản giật là nguyên nhân gây chậm phát triển thai do suy nhau, dẫn đến sinh non.
Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính: trường hợp này thường xảy ra ở phụ nữ bị tăng huyết áp có thêm protein niệu lần đầu hoặc phụ nữa đã bị tăng huyết áp sẵn, đồng thời lại tăng đột ngột huyết áp hoặc protein niệu, giảm tiểu cần hoặc tăng men gan.
Tăng huyết áp thai kỳ có những triệu chứng nào?
Các triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ thường khác nhau ở mỗi người, nhưng chúng có các biểu hiện cơ bản như sau:
- Huyết áp tăng cao.
- Thiếu hoặc có protein trong nước tiểu (để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
- Phù (sưng) chân, tay.
- Tăng cân đột ngột
- Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi
- Buồn nôn ói mửa
- Đau bụng bên phải hoặc đau quanh dạ dày
- Đi tiểu một lượng nhỏ
- Thay đổi xét nghiệm chức năng gan hoặc thận
Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ ở mẹ bầu
Dưới đây là các nguyên nhân chính gây tăng đường huyết thai kỳ:
- Ăn nhiều thức ăn mặn, chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
- Ít vận động, hoạt động thể chất.
- Do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
- Độ tuổi mang thai cao: trên 35 tuổi.
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh khác gây tăng huyết áp.
Tăng huyết áp thai kỳ gây nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé
Đối với mẹ, có thể gây ra các biến chứng sau
Tiền sản giật: đây là tình trạng tăng huyết áp từ sau tuần thai 20 trở đi, kèm theo sự hiện diện của đạm trong nước tiểu của thai phụ. Mẹ bầu cũng không nên chủ quan khi bị tiền sản giật nhẹ, vì nó có thể gây nên biến chứng nặng hơn như sản giật, phù phổi cấp.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé sau khi sinh.
Dễ bị tăng huyết áp thai kỳ ở lần thai tiếp theo.
Dễ mắc các bệnh mãn tính như thận, tim..
Đối với thai nhi, tăng huyết áp thai kỳ có thể gây ra các biến chứng sau
Thai chậm phát triển hoặc chết lưu: Huyết áp cao là nguyên nhân thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, khiến bé phát triển chậm, cân nặng dưới chuẩn trung bình. Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
SInh non: Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật thường sinh sớm để tránh khỏi những vấn đề sức khỏe nghiệm trong cho cả mẹ và bé. Nhưng đối với những trẻ sinh quá sớm có thể dẫn đến tử vong.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị tăng huyết áp thai kỳ
Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ, bạn nên thường xuyên đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe khoảng 3- 4 ngày/ lần về cân nặng và huyết áp. Để thuận tiện, bạn có thể mua máy đo huyết áp gia đình để có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm tra tại nhà. Hằng ngày, mẹ bầu cũng nên theo dõi tình trạng chuyển động của thai nhi để báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường.
Thiết kế một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp như sau:
- Hạn chế ăn mặn, chỉ ăn 6g/ngày ( Natri <2000mg/ ngày).
- Nên ăn thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc thực vật như đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, thịt nạc, cá và trứng.
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật, nhiều cholesteron như thức ăn nhanh, phù tạng (gan, tim, thận) , thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Uống nhiều nước.
- Tập thể dục thường xuyên, ngày 1 lần.
- Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn.
Việc tự theo dõi huyết áp tại nhà là điều cần thiết đối với mẹ bầu. Bạn nên ghi lại các số đo hàng ngày để giúp bác sĩ có thể thấy rõ hơn tình trạng huyết áp. Từ đó có thể đưa ra những phác đồ đúng đắn để điều trị, chẳng hạn như điều chỉnh lượng thuốc hoặc đổi thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp hơn.
Các sản phẩm máy đo huyết áp đang được tin tưởng hiện nay là Microlife và Omron, bạn có thể tham khảo để mua cho mình một chiếc máy phù hợp với khả năng tài chính và mục đích sử dụng. Hoặc gọi 0905.644.128 để được tư vấn. Vì nó miễn phí nên bạn đừng ngại!