Cách xử lý khi trẻ thở khò khè kéo dài, có đờm trong họng
Thở khò khè là hiện tượng thường gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi khi trở trời. Tiếng khò khè phát ra khi bé thở có thể do bị viêm đường hô hấp dưới. Khi các phế quản bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn trị khò khè cho bé yêu, cùng tìm hiểu nào.
>>> Có nên cho trẻ em dùng máy xông khí dung tại nhà không?
Nguyên nhân trẻ thở khò khè, có đờm trong họng
Tất cả các nguyên nhân gây hẹp đường hô hấp đều tạo ra tiếng khò khè. Ở trẻ sơ sinh, tiếng thở khò khè thường là do đường hô hấp nhỏ, một thời gian sau sẽ tự hết.
Nhưng khi trẻ thở khò khè kèm theo những dấu hiệu như: ho, khó thở, quấy khóc, bỏ bú… ba mẹ cần lưu ý đến các nguyên nhân sau:
- Do bị các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Đây là những bệnh lý trẻ em dễ mắc phải khi thay đổi thời tiết.
- Trẻ bị dị ứng, thường bị trào ngược dạ dày cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thở, tạo ra tiếng khò khè khi ngủ.
- Bị viêm amidan cấp tính, trẻ có biểu hiện ho kèm theo đờm dính và có dấu hiệu sưng phù ở vòng cằm, họng.
- Bé bị cảm cúm, sốt do trở trời. Lúc đầu có dấu hiệu ho, sau đó sẽ ho có đờm dịch khiến trẻ bị thở khò khè.
- Ngoài ra, trẻ có thể thở khò khè do có dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép.
Cách xử lý khi trẻ thở khò khè kéo dài, có đờm trong họng
Khi trẻ có biểu hiện thở khò khè, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên. Nếu trẻ thở khò khè kéo dài, nên cho trẻ đến bệnh viện để kiểm tra theo dõi, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Lưu ý: không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Kể cả thuốc kháng viêm, long đờm. kháng sinh.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt. Không cho trẻ ăn quá no, nên chia ra nhiều bữa trong một ngày.
Thường xuyên vệ sinh mũi sạch sẽ, dùng nước muối sinh lý rửa mũi, có thể kết hợp hút mũi để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ hô hấp hơn.
Các bước vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách
Trường hợp trẻ thở khò khè do ngạt mũi nhẹ
Mẹ bế bé ở tư thế hơi ngửa đầu, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý đã được làm ấm, hoặc xịt 1-2 lần loại nước muối sinh lý dạng xịt vào mỗi bên mũi của trẻ. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi hút ra, hoặc mẹ có thể dùng miệng hút mũi ra cho bé.
Trường hợp trẻ ngạt mũi nhiều, khó chịu, quấy khóc, nước mũi có màu xanh
Đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng, mặt hơi cúi, một người giữ nhẹ đầu và mông bé để bé có thể nằm im, đồng thời lót một tấm khăn ở dưới má
Chuẩn bị nước muối sinh lý đã ngâm ấm và một hút mũi. Nhở vào 1 bên mũi của trẻ khoảng 1/3 lọ nước muối sinh lý loại 5ml, nước muối sẽ tự chảy ra ngoài ở lỗ mũi bên đối diện. Nếu trẻ bị nước mũi đặt, bạn có thể dùng máy hút mũi để nước mũi ra dễ dàng hơn.
Sau đó, bạn đặt bé nằm nghiêng theo chiều ngược lại và thực hiện tương tự một lần nữa.
Thời gian tốt nhất để rửa mũi cho trẻ là khi trẻ mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ để trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn. Nếu trẻ bị nặng, ngạt mũi nhiều thì có thể áp dụng thêm 1 lần nữa vào buổi trưa.
Nên duy trì việc nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 1-2 lần/ ngày, nhất là những ngày thay đổi thời tiết, những ngày mùa thu. Lúc thời tiết giao mùa, các mẹ cần giữ ấm vùng cổ ngực cho bé, lau khô mồ hôi lưng, trán kịp thời để tránh bị cảm lạnh.
Đối với các trẻ đang bú mẹ thì cần bú mẹ đầy đủ để tăng sức đề kháng, vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể tự nhiên giúp tăng sức đề kháng cho bé.
>>> Kinh nghiệm mua máy xông khí dung ở Đà Nẵng.
Một số thảo dược tự nhiên giúp trẻ giảm bớt chứng khò khè, có đờm trong họng
Quả quất
Trong quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và vitamin. Quất có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng virus. Mẹ có thể dùng quất ngâm với muối để ngậm hoặc uống. Hấp cách thủ quất với đường phèn, mật ong tạo thành siro, vừa dễ uống, lại rất tốt để chữa ho.
Lá hẹ
Lá hẹ được coi là vị thuốc dân gian được lưu truyền trong nhiều đời nay về công dụng chữa ho. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, đem hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước rồi cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2- 3 thìa cà phê,uống 2 lần/ ngày.
Rau diếp cá
Rau diếp cá mang đi rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Đun tiếp 20-30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Để nguội rồi lọc lấy nước cho bé uống. Một ngày uống khoảng 2-3 lần, sau ăn một giờ đồng hồ.
Lá húng chanh
Trong lá húng chanh có thành phần cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể dùng chữa ho, trị viêm họng cho bé. Cách dùng: đạp dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống. Ngày 2 lần chia 2 bữa, 1 lần 1 thìa cà phê. Cho trẻ uống đến khi hết ho.
Dụng cụ hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp khi giao mùa
>>> Mua máy xông khí dung tại Đà Nẵng.
Máy xông khí dung giúp điều trị các bệnh viêm mũi, xonag hay viêm họng, viêm phế quản, phổi, hen suyễn hiệu quả mà không gây phản ứng phụ cho hệ tiêu hóa như việc điều trị bằng phương pháp uống thuốc.
Máy trang bị công nghệ hiện đại, kích thước hạt khí mịn, máy dễ sử dụng, an toàn cho bé nên đây chính là sự lựa chọn lý tưởng cho mọi gia đình.
Thiết bị y tế Vinabook
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0905.644.128 – 091.555.1519