0905 644 128

Responsive image
Tin Tức Tư vấn sản phẩm

Đệm hơi chống loét – Hướng dẫn cách sử dụng đệm hơi

Đệm hơi chống loét hay còn gọi là nệm hơi chống loét là sản phẩm hỗ trợ gia đình có người nhà phải nằm lâu trên giường. Có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loét da.

Nguyên nhân và cách phát hiện vùng loét da

Nguyên nhân gây loét

Người già lớn tuổi – người bệnh nặng như bại liệt, tai biến, nằm dài ngày không cử động được, không thay đổi tư thế gây ra hiện tượng tỳ đè lâu ngày dễ gây loét da. Thường vùng dễ bị loét ở người nằm nhiều là những vị trí có da mỏng, xương lồi, phần bị tỳ đè: mông, vai, mắt cá, gót chân,…

Khi nằm ở một tư thế trong thòi gian dài, máu và oxy sẽ không lưu thông tới các bộ phận của cơ thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng – giảm sức đề kháng của các mô da vùng tì đè lâu ngày sẽ dẫn tới lở loét da.

Đệm hơi chống loét đà nẵng

Cách phát hiện loét ở da

Dấu hiệu sớm của lở loét: Tình trạng ửng đỏ và sưng nề không mất đi trong vòng 15 phút kể từ khi thôi tì đè lên da, thậm chi dù bạn đã tiến hành massage, xoa bóp trong vòng 15 – 30 phút mà vết ửng đỏ còn xuất hiện thì đó chính là dấu hiệu của việc vùng da đó bị loét.

Các vùng da loét thường là những nơi mà da sát xương, những điểm tì khi nằm, ngồi  như vùng chẩm, vai, cùng cụt, mông, gót chân, 2 mẫu xương đùi,..

Các yếu tố thuận lợi dễ gây loét như da ẩm ướt làm tăng lực trượt, đái dầm dề. Bệnh nhân điều trị uống thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc giảm đâu làm tăng khả năng loét.

Các giai đoạn của vùng da loét

Ở giai đoạn đầu, vết loét hiện diện dưới dạng tử ban trên vùng da nhô xương hay vùng bị đè. Giai đoạn này, hầu hết vết loét có thể mất đi nếu không có sự tì đè tiếp diễn.

Ở giai đoạn nặng hơn, vết loét trên bề mặt có biểu hiện như một vết trầy, hố nông hay phồng rộp. Biểu hiện trên da có thể bị mất đi phần biểu bì, hay cả phần bì và u mỡ. Các vết phồng rộp da thường gây cảm giác đau.

Nếu không được điều trị, chăm sóc đúng, vết hoại tử sẽ xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, có thẻ mở rộng xuống phía dưới nhưng không sâu. Vết loét không được điều trị, chăm sóc đúng sẽ làm mất toàn bộ bề dày của da và có sự phá hủy rộng hơn, mô hoại tử, tổn thương phần cơ, xương hay cấu trúc nâng đỡ và tổn thường có thể có sự ăn mòn. Phải mất hàng tháng hay hằng năm vết loét mới có thể lành.

Đệm hơi chống loét có tính năng gì giúp ngăn chặn được lở loét

Được sản xuất bằng nhựa PVC y tế đạt tiêu chuẩn Châu Âu, không gây dị ứng với người sử dụng. Với thiết kế khác với loại nệm thông thường, nệm hơi IMEDICARE có cấu tạo từ nhiều múi, các múi chứa không khí bên trong giúp hạn chế bề mặt tiếp xúc với lưng. Những rãnh ở giữa tạo ra khoảng trống ở dưới lưng, giúp lưng luôn ở tình trạng thoáng, không bị bí.

Không khí sẽ được đưa vào nhờ máy bơm khí giúp các múi phồng lên. Sử dụng van 2 chiều giúp dòng khí lưu thông liên tục, giữ nhiệt độ của đệm ở mức ổn định 27 đến 28 độ C. Ngoài ra, còn có sự luân hồi của dòng khí bên trong các múi đệm giúp có cảm giác như massage, giúp máu và oxy lưu thông khắp cơ thể.

Cấu tạo từ các múi hơi xen kẽ là điểm đặc biệt của nệm Imedicare, cấu tạo này có tác dụng phân tán đều lực tỳ đè của cơ thể. Các vùng chịu lực tỳ đè lớn khi nằm: phần xương củng cụt và phần lưng.

Sử dụng đệm hơi chống loét Imedicare không những chống loét mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt và hồi phục sức khỏe nhanh.

>>> Nệm chống loét hay nệm nước, nên chọn loại nào? 

Bộ sản phẩm và nguyên lý hoạt động của nệm hơi

Bộ sản phẩm đệm

  • 1 máy bơm hơi
  • 1 dây dẫn khí
  • 1 tấm đệm ( chất liệu PVC )
  • 1 bộ phụ kiện ( 4 miếng dán, keo dán )
  • Hướng dẫn sử dụng, thẻ bảo hành.
Trọn bộ sản phẩm nệm hơi chống loét - Thiết bị y tế giá gốc tại Đà Nẵng
Toàn bộ sản phẩm

Nguyên lý hoạt động và cách sử dụng

Nguyên lý hoạt động của nệm hơi

Nệm hơi chống loét được thiết kế với 2 phần: nệm khí và máy bơm. Nệm khí chia thành 2 phần bóng đệm riêng biệt. Dựa vào điều khiển của máy bơm, mỗi bóng đệm có thể chạm vào từng phần của cơ thể sau mỗi 6 phút. Chuyển động của bóng đệm có thể kích thích tuần hoàn máu để ngăn chặn sự xuất hiện của chứng lở loét đối với các bệnh nhân nằm trên giường lâu. Và từ đó có thể chữa được chứng lở loét một cách nhanh chóng.

>>> Mua nệm hơi chống loét ở đâu?

Cách sử dụng đệm hơi chống loét

Bước 1: Trải nệm lên mặt giường, chú ý không còn nếp gấp trên nệm.

Bước 2: Gắn nệm với máy bơm bằng dây nối

Bước 3: Bật máy bơm, lúc này máy sẽ bơm hơi từ từ vào đệm. Khoảng 15 đến 30 phút nệm sẽ đầy hơi.

Điện được cắm liên tục để máy sẽ bơm hơi liên tục, làm dòng khí luân chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trên đệm.

Luôn giữ máy bơm khi sử dụng, với động cơ khỏe, lượng hơi bơm mạnh và đều theo cách cài đặt thời gian bơm xả trong vòng 4-9 phút sẽ lặp lại 1 lần.

Thành phần của bội đệm hơi chống loét - Thiết bị y tế giá gốc

Điều khiển máy bơm

  • Khi nguồn điện được cắm, nhấn bật nguồn, máy bơm sẽ bơm khí vào đệm.
  • Nút điều chỉnh lực bơm: vặn theo chiều kim đồng hồ để tăng mạnh, chiều ngược để giảm.
  • Ống bơm có thể bơm và xả vào 2 phần bóng lần lượng qua 2 ống bơm.

Sử dụng

  • Lót đệm lên giường sau đó có thể cho 1 lớp ra giường mỏng, nối dây
  • Bật công tắc cho bơm hoạt động
  • Khi bơm lần đầu tiên, chỉnh lực tối đa để rút ngắn thời gian, sau đó điều chỉnh phù hợp.

Một số lưu ý

  • Tránh để đệm tiếp xúc với các vật sắt nhọn, tránh làm rách đệm.
  • Không vệ sinh đệm bằng xăng hoặc cồn. Vui lòng sử dụng xà phòng hoặc bột giặt. (Để giữ sạch đệm, có thể lót miếng vải mỏng lên đệm)
  • Nên đặt đệm khí trên giường gỗ cứng.
  • Khi lắp đặt hoặc sử dụng, đảm bảo các ống khí không bị cong và không có khí.
  • Khi sử dụng lần đầu tiên, vui lòng bơm khí trước khi sử dụng 15 – 20 phút.
  • Nếu khí bị rò rỉ ở đệm, có thể sửa bằng keo và vải theo cách sau: lau sạch phần bị rò khí, bôi keo lên phần bị rò và đặt vải vào.

Thiết bị y tế Vinabook 

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline:0905644128

Bài viết tương tự

Leave a Comment

Contact Me on Zalo