0905 644 128

Responsive image
tin sức khỏe

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có nguy hiểm không?

Không như nhiều ba mẹ lầm tưởng, chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường, mà không biết rằng, trẻ em cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Việc tìm hiểu bệnh tiểu đường ở trẻ em và cách điều trị là rất cần thiết, bởi vì nó ảnh hưởng đến tương lai sau này của con em chúng ta.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì?

bệnh tiểu đường ở trẻ em - Thiết bị y tế giá gốc

Bệnh tiểu đường là căn bệnh về nội tiết tố. Khi mắc bệnh này, quá trình chuyển hóa đường trong máu sẽ bị rối loạn khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận, huyết áp và bệnh lý về tim mạch

Trẻ em thường mắc phải tiểu đường tuýp 1, chiếm 90 – 95% trẻ dưới 16 tuổi. 10 – 20% trẻ em bị đái tháo đường tuýp 1 do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Trẻ em mắc tiểu đường tuýp 1 thường không được phát hiện sớm mà chỉ đến khi biểu hiện của bệnh rõ ràng mới nhận ra. Tiểu đường type 2 thường xảy ra ở trẻ thừa cân, béo phì hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống bệnh tự động miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân tuyến tụy không thể sản sinh insulin.

>>> Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có phổ biến không?

Đái tháo đường ở trẻ không phổ biến lắm, nhưng có sự thay đổi rõ rệt tăng theo thời gian:

Ở Anh và Wales: 17/100.000 trẻ mắc tiểu đường mỗi năm.

Ở Scotland con số này là: 25/100.000 trẻ.

Ở Finland: 43/100.000 trẻ.

Ở Nhật: 3/100.000 trẻ.

Tăng gấp 3 lần là số lượng trường hợp trẻ em mắc tiểu đường trong 30 năm qua. Ở Châu Âu và Mỹ, tiểu dường tuýp 2 đã từng thấy lần đầu ở những người trẻ. Nguyên nhân có thể do xu hướng gia tăng bệnh béo phì ở trẻ em. Nhưng bệnh béo phì cũng không giải thích được vì sao số lượng trẻ em mắc tiểu đường tuýp 1 ngày càng cao.

>>> Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bệnh tiểu đường

Triệu chứng của căn bệnh

Khát nước thường xuyên và đi tiểu nhiều

Triệu chứng này cũng giống như bệnh đái tháo đường của người lớn. Khi mắc bệnh, trẻ luôn cảm thấy khát nước, uống nhiều nước và đi tiểu liên tục. Nguyên nhân của triệu chứng này là do đường bị tích tụ nhiều trong máu khiến thận phải làm việc liên tục ở cường độ cao để có thể lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa.

Sau một thời gian thận không còn khả năng hoàn thành quá trình này, lượng đường dư thừa trong máu sẽ được bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Lúc này, nước tiểu của trẻ có thể sẽ kèm máu và dịch tế bào.

Cảm thấy đói thường xuyên

Do sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong các mô giảm mạnh và cạn kiệt năng lượng nên gây cho trẻ những cơn đói dữ dội, kéo dài, thậm chí ngay sau khi vừa mới ăn xong.

Thường xuyên mệt mỏi

Mệt mỏi, uể oải là những biểu hiện đi kèm với triệu chứng tiểu đường ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Lý do chủ yếu là do việc đi tiểu liên tục khiến các tế bào bị cạn kiệt năng lượng, giảm khả năng hoạt động của cơ thể.

Sút cân bất thường

Đái tháo đường làm trẻ mất nhiều năng lượng nên gây cảm giác đói. Để bù vào đó, trẻ sẽ ăn nhiều hơn bình thường nhưng các mô không nhận được năng lượng từ đường có trong thức ăn. Vì vậy các mô phải lấy năng lượng từ mô mỡ được tích lũy trước đó.  Nếu thấy các bé ăn nhiều nhưng sút cân thì ba mẹ cần lưu ý vì con mình có thể mắc bệnh đái tháo đường trẻ em.

Mắt nhìn mờ

Nguyên nhân của triệu chứng này do lượng đường trong máu tăng cao, rút dịch từ các mô thủy tinh thể của mắt. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến võng mạc và tổn thương các mạch máu ở đây. Tình trạng này để lâu sẽ gây mất thị lực và mù lòa.

Triệu chứng khác

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ có các dấu hiệu như co giật, hôn mê, lơ mơ, thở nhanh, nhiễm trùng, đau bụng, mất tri giác.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường cho trẻ

Để phòng ngừa, việc đầu tiên quan trọng nhất là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát, lưu ý các xét nghiệm về đường huyết hay trong nước tiểu.

Khuyến khích trẻ vận động, hướng trẻ vào một môn thể thao yêu thích và luyện tập cùng bố mẹ hoặc bạn bè.

Đối với những trẻ đã phát hiện bệnh, bạn nên tạo cho trẻ môi trường bình thường như những trẻ khác, giáo dục cho trẻ ý thức vệ sinh, tự bảo vệ mình trước những tác nhân gây hại bên ngoài.

Với một chiếc máy đo đường huyết tại gia đình, bạn có thể thường xuyên tầm soát đường huyết cho các bé mà không mất thời gian chờ đợi như ở phòng khám và bệnh viện.

Trẻ bị tiểu đường được chữa trị như thế nào?

bệnh tiểu đường ở trẻ em - Thiết bị y tế giá gốc

Việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.

Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.

Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.

>>> Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết 

Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình?

Chung sống với bệnh tiểu đường thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này có thể từ bác sĩ đa khoa của gia đình bạn, bệnh viện hoặc sự giúp đỡ của xã hội.

Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh tiểu đường và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn.

thietbiytevinabook

Bài viết tương tự

Leave a Comment

Contact Me on Zalo