Bệnh tiểu đường có lây hay không?
Ngày nay, khi nhắc đến bệnh tiểu đường ắt hẳn không ai là không biết. Bệnh có thể mắc từ người trẻ đến người già. Trong quá trình chăm sóc người thân bị bệnh nhiều người lo lắng không biết có bị lây bệnh hay không. Nếu lây thì lây qua đường nào. Phòng tránh nó ra sao. Chúng ta cùng đi giải đáp thắc mắc này!
Bệnh tiểu đường là gì?
Theo tổ chức y tế thế giới 1999: “đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai”.
Theo tổ chức y tế thế giới 2002: “đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh”.
Theo Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”.
Bệnh tiểu đường có lây không?
Câu hỏi trăn trở của nhiều người bệnh cũng như người nhà khi chăm sóc bệnh. Không biết trong quá trình tiếp xúc khi chăm sóc có làm lây bệnh hay không.
Điều này dễ dẫn đến tâm lý kỳ thị đối với bệnh tiểu đường. Để trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh.
>>> Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Nguyên nhân ra bệnh tiểu đường
Vì bệnh tiểu đường có hai type nên bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân của cả hai type này là gì.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1
Di truyền
Đái tháo đường type 1 phối hợp cao với sự gia tăng thường xuyên của kháng nguyên HLA, KN HLA ưu thế phối hợp với đái tháo đường type 1 thay đổi tùy theo chủng tộc, HLA B8, B14,15, B18, Cw3, DR3 và DR4 gặp ở bệnh nhân đái tháo đường chủng tộc da trắng, trong khi đó HLA DR3, DR4 có liên quan với đái tháo đường thể 1 châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. HLA DR3 hoặc DR4 gặp ở 95% đái tháo đường type 1 so với 45-50% nhóm chứng chủng tộc da trắng.
Nghiên cứu những cặp sinh đôi đồng hợp tử gợi ý rằng ảnh hưởng di truyền ở đái tháo đường type 1 ít gặp hơn là ở type 2. Chỉ có 30% những cặp sinh đôi giống hệt nhau bị đái tháo đường type 1 sẽ phát triển thành bệnh. Điều này cũng gợi ý rằng yếu tố môi trường liên quan đến bệnh sinh đái tháo đường. Ngược lại, cặp sinh đôi giống nhau của đái tháo đường type 2 dễ xảy ra trong vòng năm đầu tiên bị bệnh nhiều hơn là anh chị em ruột.
Yếu tố môi trường
Đái tháo đường type 1 là hậu quả của sự nhiễm trùng, nhiễm độc làm tổn thương tụy, hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy tế bào bêta tụy. Yếu tố môi trường kết hợp với tổn thương chức năng tế bào đảo tụy bao gồm virus (quai bị, rubella, virus coxsackie B4), tác nhân độc hóa học (nitrophényl-urea độc cho chuột), và các chất độc hủy hoại tế bào khác như hydrogen cyanide từ bột sắn hư hỏng hay từ củ sắn.
Yếu tố miễn dịch: Miễn dịch thể dịch
Kháng thể lưu hành chống lại những tế bào đảo tụy được tìm thấy ở phần lớn bệnh nhân đái tháo đường type 1 ngay lúc được chẩn đoán (60 – 90%) rồi giảm. Cũng có nghiên cứu cho rằng tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo (ICA: islet cell autoantibody) được phát hiện trong 5 tuần đầu sau khi khởi bệnh ở 85-90% đái tháo đường thể 1. Ngoài ra > 60% kháng thể kháng insuline được tìm thấy trước khi điều trị insuline (autoantibody to insuline: IAA). Ngoài ra còn có KT kháng Tyrosine phosphatase IA-2 và IA2.
Ngoài ra, phần lớn kháng thể kháng tế bào đảo trực tiếp chống lại Glutamic Acid Decarboxylase (GAD hay GADA), một loại men định vị trong tế bào bêta của tụy. Có sự giống hệt giữa thành phần protein của virus coxsackie chứa chuỗi 24 amino acid tương đồng với GAD65.
Miễn dịch tế bào
Cũng đóng vai trò trong bệnh sinh đái tháo đường type 1: người ta đã nghiên cứu trên chuột BB và nhờ vào kháng thể đơn dòng cho thấy rối loạn tế bào lympho liên quan đến đái tháo đường type 1 (giảm lympho T ức chế, và tăng tỉ lympho T giúp đỡ/lympho T ức chế). Những nghiên cứu rất gần đây gợi ý rằng bệnh lý miễn dịch của đảo tụy bắt đầu nhiều năm trước khi chẩn đoán lâm sàng; tiến trình miễn dịch xảy ra chậm và tiếp tục.
Các yếu tố khác ngoài liệu pháp miễn dịch có thể ảnh hưởng đến diễn tiến tự nhiên của suy tế bào β trong đái tháo đường type 1.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền trội được gợi ý sau khi nghiên cứu ở các cặp song sinh giống nhau, nếu một người mắc đái tháo đường thì 100% người còn lại cũng mắc đái tháo đường.
Yếu tố môi trường
Tuổi, béo phì, tĩnh tại là yếu tố nguy cơ dễ đưa đến bệnh đái tháo đường. Ở đái tháo đường type 2 béo phì nhất là béo bụng, tĩnh tại thường có sự thiếu liên kết insuline với thụ thể và sau thụ thể trong nội bào, kết quả là mất đáp ứng với insuline.
Ngoài ra đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở quần thể có nguy cơ cao khác nhau, bao gồm đề kháng insuline, gia tăng bất thường mô mỡ, tăng VLDL, như tăng insuline khi đói và sau ăn, tăng HA (trong hội chứng chuyển hóa).
Sự đề kháng insuline trong đái tháo đường type 2 là hậu quả của nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau. Phần lớn cơ chế này có lẽ do hậu quả của rối loạn chuyển hoá như tăng glucose máu, tăng acide béo không – ester hoá. Mặt khác những nghiên cứu gần đây trên quần thể tiền đái tháo đường, thấy rằng sự đề kháng insuline ở mô cơ xảy ra rất sớm trong quá trình phát triển của bệnh. Insuline receptor kinase, phosphatase liên quan tới hoạt động insuline, chất chuyển vận glucose và tổng hợp glycogene.
Rối loạn chức năng tế bào β trong đái tháo đường type 2: có 5 rối loạn
Rối loạn tiết Insulin:
Giảm đáp ứng của insulin đối với glucose: mất pha sớm.
Rối loạn tiết insulin theo nhịp: rối loạn pha dao động chậm. Sự tiết insulin sinh lý gồm 2 loại dao động: dao động nhanh (mỗi 8 – 15’, không liên quan glucose), dao động chậm (mỗi 80-120’, liên quan chặt chẽ với nồng độ glucose).
Bất thường chuyển hóa prinsulin: trong đái tháo đường type 2 tỉ proinsulin. Và các sản phẩm chuyển hóa trung gian / insulin: tăng.
Giảm khối lượng tế bào β.
Lắng đọng amyloid (amylin) tại đảo tụy. Gặp trong 90% trường hợp đái tháo đường type 2. Xảy ra sớm gây mất dần khối lượng tế bào đảo tụy, nhất là tế bào β.
Vai trò của cơ chất thụ thể insulin 2 (IRS 2: Insulin Receptor Substrate 2), NF-kB, rối loạn chức năng ti thể, stress oxy hóa.
>>> Máy đo đường huyết có chính xác để kiểm tra đường huyết tại nhà không?
Làm thế nào để tầm soát được bệnh tiểu đường
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên nếu có dấu hiệu lạ nguy cơ.
Mắt là bộ phận quan trọng, nên đi khám nếu phát hiện điều gì xấu.
Chăm chút kiểm tra bàn chân.
Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa mức bia rượu, nên cai dần dần là tốt nhất
Kiểm tra mỡ máu bằng máy đo đường huyết để theo dõi thường xuyên an tâm hơn tại nhà.
Thường xuyên tập thể dục thể thao tốt cho sức khỏe.
Ăn uống khoa học, ăn mỡ ít, hạn chế ăn mặn, nên ăn nhiều chất xơ.
Thái độ lạc quan vui vẻ trong cuộc sống.
Quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường
Qua những điều được tổng hợp ở trên chúng ta có thể thấy, bệnh tiểu đường là bệnh không lây.
Nó là bệnh liên quan đến máu nhưng hoàn toàn không lây qua đường máu hay đường tình dục. An toàn khi cho và truyền máu với bệnh nhân tiểu đường. An toàn khi tiếp xúc với bệnh. Và bệnh cũng không lây qua đường ăn uống.