VỚ Y KHOA ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
-Bệnh suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi trên bề mặt da, hệ thống van xảy ra vấn đề tạo ra áp lực lớn. Điều này đã khiến cho sự lưu thông máu về tim bị rối loạn và chảy theo chiều ngược lại. Áp lực này tác động lên tĩnh mạch khiến tĩnh mạch chân nổi lên. Suy giãn tĩnh mạch xuất hiện khi thành tĩnh mạch chân bị suy yếu hoặc hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị một tổn thương nào đó.
-Việc đứng lâu ngồi nhiều khiến máu bị ứ trệ ở dưới chân, tạo áp lực lên thành tĩnh mạch và các van tĩnh mạch. Theo thời gian khiến cho tĩnh mạch bị viêm, suy giảm chức năng và từ đó xuất hiện các dòng trào ngược trong tĩnh mạch. Kết cục là tĩnh mạch mất dần chức năng đưa máu trở về tim.
Các nguy cơ gây ra suy giãn tĩnh mạch
– Nghề nghiệp phải đứng lâu ngồi nhiều: Nếu bạn hay người thân là: giáo viên, công nhân nhà máy, nhân viên văn phòng, dược sĩ,… thì các bạn chính là đối tượng dễ thấy nhất của căn bệnh Suy tĩnh mạch.
– Nữ giới: Như đã đề cập, nữ giới có tỷ lệ mắc suy tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới, do ảnh hưởng từ nội tiết tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến nội tiết tố bao gồm: Mang thai và sử dụng thuốc ngừa thai.
– Cân nặng: Cân nặng quá khổ là nguy cơ gây nên rất nhiều căn bệnh, suy giãn tĩnh mạch cũng nằm trong số đó.
– Độ tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ mắc suy tĩnh mạch càng lớn.
– Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, các thành viên trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch cao hơn nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh tương tự.
Các triệu chứng khi bị suy giãn tính mạch
Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng chỉ bệnh nhân cảm nhận được, bao gồm:
– Nặng chân, tê chân, đau chân, tăng nặng về chiều tối.
– Đau dọc theo cẳng chân. Sưng chân. Tê bì/ Nóng rát dọc theo cẳng chân.
– Chuột rút về đêm
Triệu chứng thực thể là dấu hiệu khách quan có thể quan sát được, gồm:
+ Tĩnh mạch dãn: Mao mạch (tím), Mạng (xanh), Tĩnh Mạch hiển.
+ Phù.
+ Loét .
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch
-Sử dụng vớ y khoa để điều trị và ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
-Vớ y khoa là một loại vớ tạo ra áp lực, nó khác với các loại vớ thông thường. Áp lực được tạo ra phải đảm bảo tạo được độ dốc áp lực đúng chuẩn mực thì mới có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Đây cũng chính là yếu tố quyết định chất lượng của một vớ y khoa. Áp lực giảm dần từ phần cố chân (100%) đến đùi ( 40%). Nếu áp lực giảm không đều, hoặc áp lực ở phía trên cao hơn ở phía dưới thì sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng máu nhiều hơn. Nếu bạn mang vớ không đảm bảo chất lượng sẽ có cảm giác đau nhức chân, mà không hết phù chân thì phải xem lại chất lượng của loại vớ đó.
- và áp lực lúc nằm cao hơn lúc đứng nên có thể gây khó chịu cho bạn.
Trong lúc tập thể dục, nếu bạn cảm thấy đi nhiều thì bị đau bắp chân thì bạn cần mang vớ lúc tập, nếu không cảm thấy đau thì bạn có thể không cần mang vớ. Để tăng hiệu quả bơm máu của vớ y khoa, bạn nên vận động tại chỗ bằng các bài tập đơn giản ngay trong khi làm việc. Với mỗi lần tập như vậy sẽ giúp bơm máu lên và giảm được ứ đọng máu ở chân. Chính vì vậy, Một số trường hợp khác cần phải mang vớ y khoa đó là:
- Dùng vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch lúc đi lại, làm việc, đứng và ngồi. Tuy nhiên, khi nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm thì bạn không cần mang vớ y khoa, bởi vì nó không có tác dụng nếu bạn vận động càng thường xuyên thì bắp chân của bạn càng được hoạt động và càng làm giảm được nguy cơ ứ đọng máu vào cuối ngày làm việc.
Trường hợp bạn làm việc trong môi trường ít vận động, phải đứng hoặc ngồi suốt ngày thì có thể mang vớ suy giãn tĩnh mạch chân loại dùng để phòng ngừa