0905 644 128

Responsive image
Tin cập nhật Tư vấn sản phẩm

MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ

Triệu chứng tăng đường huyết thường diễn ra âm thầm, ít bộc phát. Do đó, để biết khi nào đường huyết không được ổn định thì bạn nên theo dõi thường xuyên. Máy đo đường huyết tại nhà là một giải pháp an toàn và hiệu quả dành cho bạn.

dấu hiệu tăng đường huyết

1. Đường huyết cao

Đường máu cao là tình trạng lượng đường glucose có trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường theo bảng chỉ số lượng đường huyết trong máu.

– Các tế bào sử dụng glucose giống như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động ở trong cơ thể.

– Để sử dụng được đường trong cơ thể sẽ cần phải có insulin. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2, bị thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều gây ra tình trạng lường đường máu tăng cao.

– Lượng đường máu tăng cao mãn tính là do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucose, kéo theo sự rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm.

– Khi tình trạng rối loạn này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra những biến chứng khác cho người bệnh tiểu đường như: Gây xơ vữa mạch máu lớn, làm hẹp tắc các mạch máu nhỏ và làm hỏng toàn bộ hệ thống thần kinh.

– Từ đó kéo theo ra các biến chứng nguy hiểm khác:

các triệu chứng tăng đường huyết

+Tổn thương tim, mắc các bệnh về tim: Lượng đường trong máu cao có thể gây mắc bệnh xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ , nhồi máu cơ tim,…

+Tổn thương thận: Đường huyết cao khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng của thận, viêm đường tiết niệu, gây suy thận.

+Tổn thương hệ thần kinh: Lượng đường trong máu cao trong khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương mạch máu, làm giảm, thậm chí tê liệt hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho hệ thần kinh.

+Tổn thương mắt: Đường huyết tăng cao khiến hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương gây mờ mắt, mù lòa

  • Ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn chung

  • Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ: <140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Đường huyết đo lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
  • Đường huyết sau bữa ăn: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Xét nghiệm HbA1c: Đường huyết < 5,7%.

-Bệnh nhân tiểu đường ở nước ta đang ở mức cao với khoảng 4,8 triệu người. Đây là căn bệnh mãn tính khó điều trị nên bệnh nhân phải chung sống. Bệnh phải điều trị duy trì kết hợp với kiêng khem suốt đời để kiểm soát đường huyết. Căn bệnh này đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, kinh tế và đời sống của người bệnh cũng như gia đình và xã hội.

 Để Chọn được máy đo đường huyết  tại nhà tốt nhất sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường theo dõi và điều chỉnh các biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu.

– Máy đo đường huyết là một thiết bị y khoa được sử dụng để đo độ lường (glucose) tồn tại trong máu. Hiện nay, máy đo đường huyết là thiết bị kiểm tra sức khoẻ, đo chính xác độ đường trong máu. Máy đo đường huyết về bản chất chỉ là thiết bị hiển thị các thông số.

– Hoạt động chính của việc kiểm tra đường huyết bằng máy nằm ở que thử. Tại đầu que thử có thuốc thử, thông qua phản ứng điện hóa giữa thuốc thử ở đầu que thử và lượng đường trong máu. Máy sẽ hiển thị mức đường huyết tương ứng. Kết quả đo đường huyết tại nhà chỉ phản ánh mức đường huyết tại thời điểm kiểm tra.

2. Tại sao thường xuyên theo dõi và kiểm tra đường huyết

tại sao phải kiểm tra đường huyết

-Phòng ngừa nguy cơ tăng đường máu đột ngột

-Giúp phát hiện sớm bệnh vì tiểu đường ít có triệu chứng rõ ràng, vì vậy khó phát hiện, đến khi có biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã tiến triển.

-Đối với người bị tiểu đường: Đo đường huyết giúp theo dõi lượng đường trong máu chặt chẽ từ đó kết hợp chế độ ăn và uống thuốc hiệu quả hơn.

-Đối phụ nữ mang thai: tránh xảy ra rối loạn đường huyết do chế độ ăn uống thay đổi và tránh bị đái tháo đường thai kỳ dẫn đến sinh non

3. Những lưu ý khi đo đường huyết bằng máy

Khi đo đường huyết bằng máy đo đường huyết, cần lưu ý những điểm sau:

– Trước khi đo đường huyết, cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng để kết quả được chính xác.  Bạn nên đo đường huyết lúc sáng sớm, khi chưa ăn uống gì.

– Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra đường huyết tại nhà

– Ghi chép cẩn thận kết quả, thời gian đo đường huyết và những thông tin liên quan để có cơ sở theo dõi, so sánh, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bản thân.

– Giữ thói quen đo đường huyết theo định kỳ, không cần thiết phải đo liên tục trong ngày.

– Không đo liên tục trên cùng một ngón, đo luân phiên ở các đầu ngón tay khác nhau

– Không tiến hành lấy máu nếu cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay.

– Không tái sử dụng các loại que thử, kim lấy máu vì việc này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm sai lệch kết quả đo.

-Trong một số trường hợp kết quả đo đường huyết không đúng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của một số yếu tố như tay không sạch. Que thử hết hạn sử dụng, cho không đủ máu vào que thử, máy không được định chuẩn…Vì vậy nên hết sức lưu ý.

Hãng sản xuất: VivaChek Laboratories, Inc. ( Mỹ )

máy đo đường huyết tại nhà

Tính năng kỹ thuật máy đo đường huyết

– Đạt tiêu chuẩn cao nhất của máy đo đường huyết hiện nay là ISO 15197:2015; ISO 13485:2016; FDA,EC

– Que thử test strip với thiết kế 8 điện cực nên có độ chính xác cao và rất ổn định

– HCT 20-70%: có thể đo được đường huyết cho trẻ em, nhi sơ sinh cũng như phụ nữ mang thai, hay những người có tỷ lệ hồng cầu thấp

– Không cần nhập mã code test strip, đơn giản, hiệu quả.

– Dải nhiệt độ hoạt động rộng 5-450C

– Mẫu lấy máu ít 0,5 uL

– Cho kết quả nhanh chỉ sau 5s

– Máy có nút bỏ test strip sau khi đo

– Bộ nhớ máy VivaChek Ino đến 900 kết quả, có thể tính kết quả trung bình 7 ngày, 14 ngày, 30 ngày

– Đánh dấu kết quả đo trước hoặc sau khi ăn

– Cảnh báo nồng độ đường trong máu thấp (Hypo warning)

– Nhắc nhở đo 5 lần trong ngày.

  • 1 bộ máy đo đường huyết Vivachek

-1 thân máy

-1 bút lấy máu

-50 que test đường

-50 kim lấy máu

-1 bảng tra kết quả đường huyết

–  Kết quả đường huyết tăng cao là khi người bệnh có một trong ba chỉ số dưới đây vượt tiêu chuẩn kết quả của 1 người bình thường. Cụ thể:

  • Ở người mới mắc tiểu đường (tiền tiểu đường):
    • Chỉ số đường huyết thực hiện lúc đói ≥ 7 mmol/l tương đương từ 126mg/dl trở lên.
    • Chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn ≥ 10mmol/l tương đương từ 180mg/dl trở lên
    • Chỉ số HbA1c ≥ 6,5%.
  • Ở người bị tiểu đường lâu năm hoặc có biến chứng tim mạch, suy thận:
    • Chỉ số đường huyết thực hiện lúc đói ≥ 8,5 mmol/l tương đương từ 153mg/dl trở lên.
    • Chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn là 10mmol/l tương đương 180mg/dl
    • Chỉ số HbA1c ≥ 8%.

Bài viết tương tự

Leave a Comment

Contact Me on Zalo