Tôi bị suy giãn tĩnh mạch, có nên đi bộ không?
Tập thể dục thường xuyên đặc biệt là đi bộ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh suy giãn tĩnh mạch. Và nếu bạn đang sống với bệnh giãn tĩnh mạch, đi bộ có thể làm giảm các triệu chứng của bạn và giữ cho tình trạng bệnh không tiến triển. Tập thể dục không phải là cách ngăn ngừa hoặc điều trị giãn tĩnh mạch nhưng hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiệt các triệu chứng bệnh.
Vậy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Đọc bài viết dưới đây để được giải đáp và tìm hiểu thêm về các bài tập tốt nhất để cải thiện bệnh suy tĩnh mạch.
Đi bộ giúp chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Nhiều người tò mò về mối liên quan giữa việc đi bộ nói riêng và việc tập thể dục và bệnh suy giãn tĩnh mạch. Thật sự không có phương pháp hoàn hảo nào chữa khỏi bệnh giãn tĩnh mạch, nhưng duy trì hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu ở chân và giữ cho máu được bơm điều đặn lên tim. Ngoài ra vận động thường xuyên giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh, điều này có thể ngăn ngừa các bệnh về mạch máu liên quan đến cân nặng.
Nếu bạn đã bị giãn tĩnh mạch chân, tập thể dục có thể làm giảm các triệu chứng của bạn. Những người bị giãn tĩnh mạch thường cảm thấy chân của họ sưng, ngứa hoặc đau nặng. Tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và giúp giảm bớt các triệu chứng này.
Tập thể dục có an toàn cho tôi không?
Hầu hết các phương pháp tập thể dục đều lành mạnh và có lợi, tuy nhiên không phải mọi hoạt động đều an toàn cho mọi người. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về môn thể thao nào đó có an toàn cho bạn hay không, hãy hỏi bác sĩ. Nếu bạn đang mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa trước khi bắt đầu một chế độ tập thể dục mới.
Ngay cả khi bạn có sức khỏe tốt, hãy luôn lắng nghe cơ thể bạn. Nếu bất kỳ hoạt động nào làm bạn đau đớn hoặc cảm thấy chóng mặt, hãy dừng lại ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đi bộ là cách chữa bệnh suy tĩnh mạch tốt nhất
Một số ít người nghĩ rằng đi bộ không phải là cách tập thể dục hiệu quả, tuy nhiên đi bộ cũng giúp đốt cháy nhiều calo và giúp bạn khỏe mạnh hơn. Đi bộ thường xuyên là một cách tốt để duy trì vận động ngay cả khi bạn bị giãn tĩnh mạch. Những tĩnh mạch thường không bị căng thẳng quá nhiều khi đi bộ, tốt nhất là tránh chạy bộ hoặc cử tạ nặng vì điều đó có thể gây áp lực cho tĩnh mạch. Tuy nhiên, đi xe đạp hoặc đi bộ là hai lựa chọn tốt không quá vất vả hoặc khó khăn để vận động.
Đi bộ không chỉ có lợi cho tĩnh mạch và lưu thông máu, nó cũng giúp ích cho trái tim của bạn .Tĩnh mạch của bạn có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào khả năng lưu thông máu qua cơ thể của tim. Đi bộ thường xuyên giúp trái tim hoạt động khỏe mạnh, giảm đau hơn của chứng giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó không chỉ tăng cường sức khỏe cho trái tim của bạn để chống lại giãn tĩnh mạch, mà hướng tới một trái tim khỏe mạnh cũng là một bước quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc đi bộ như thế nào là an toàn cho bạn, và bạn có thể tập luyện thêm những môn thể thao khác để giúp giữ dáng và sức khỏe khi bạn bị suy tĩnh mạch.
Các bài tập thể dục khác giúp phòng ngừa giãn tĩnh mạch
Nhiều bác sĩ khuyên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu bạn có thời gian rảnh thì tập 3 lần một ngày sẽ mang tới hiệu quả tốt cho bệnh suy tĩnh mạch.
Xe đạp
Đi xe đạp là một bài tập vận động nhẹ. Giống như đi bộ, nó giúp tăng lưu thông máu trong khi vẫn bảo vệ khớp xương của bạn. Nếu bạn không có một chiếc xe đạp, bạn vẫn có thể kéo căng cơ chân bằng cách nằm ngửa, kéo đầu gối về phía ngực và thực hiện động tác đạp xe.
Nâng chân lên cao
Nâng chân là bài tập đơn giản không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào. Bắt đầu bằng cách nằm thẳng lưng. Nâng một chân lên cao. Giữ chân của bạn trong không khí vài giây rồi đổi chẩn, thực hiện luân phiên. Bài tập này giúp kéo căng cơ bắp ở chân.
Ngoài ra cũng nên tập nâng chân khi đứng. Bên cạnh việc kéo căng cơ bắp và cải thiện lưu thông máu, bài tập này giúp tăng linh hoạt cho cơ bắp của bạn.
Bơi lội
Bơi mang lại nhiều lợi ích cho những người bị giãn tĩnh mạch. Khi bạn bơi, đôi chân của bạn sẽ cao hơn mức tim của bạn vì bạn nằm ngang và điều này làm tăng lưu lượng máu ra khỏi tĩnh mạch chân của bạn.
Đặc biệt lưu ý: Nên kết hợp mang vớ y khoa (vớ suy giãn tĩnh mạch) cả ngày và cả trong lúc luyện tập như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Vớ y khoa có tác dụng làm khép van tĩnh mạch và phục hồi bơm cơ, giúp bơm máu hiệu quả hơn.
Khi không mang vớ bạn sẽ thấy nặng chân và đau nhức chân sau khi tập, điều này chứng tỏ máu ứ động nhiều hơn làm cho bạn đau nhiều.
>>> Vớ y khoa điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch như thế nào?
Vinabook- thietbiytegiagoc.com
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 0905.644.128 – 0236.822.866