0905 644 128

Responsive image
tin sức khỏe Tin Tức

Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Giai Đoạn Đầu

Nhận biết được những dấu hiệu của giai đoạn đầu bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn có cơ hội điều trị và đẩy lùi căn bệnh này. Tuy nhiên, một số người bị tiểu đường vài tháng hoặc vài năm không biết mình đang bị tiểu đường vì hầu hết các dấu hiệu xuất hiện đơn thuần và không đáng lo ngại. Theo thống kê, có tới hơn 50% số người bị mắc bệnh khi chuẩn đoán thì đã xuất hiện hoặc có những biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu - Thiết bị y té giá gốc

Người bị tiểu đường type 1 thường có những dấu hiệu bất ngờ và diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng khi có triệu chứng xảy ra đối với người bị tiểu đường type 1 thì phải đi cấp cứu ngay. Người bị tiểu đường type 2 thì rất khó nhận biết và các triệu chứng cũng không quá nghiêm trọng, tuy nhiên sẽ diễn ra trong thời gian dài. Và dưới đây là những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường type 2 giai đoạn đầu bạn cần biết:

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu bạn thường xuyên có dấu hiệu đi tiểu quá 7 lần trong ngày, bạn có thể có nguy cơ bị đái tháo đường. Nguyên nhân là khi bạn bị tiểu đường, lượng glucose tăng, hoạt động của thận muốn loại bỏ lượng đường dư thừa trong cơ thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần.

Khát nước liên tục

Do quá trình đi tiểu liên tục, người mắc bệnh tiểu đường sẽ rơi vào tình trạng mất nước, dẫn đến phải uống nhiều nước hơn mức bình thường nhưng vẫn thấy khát. Cụ thể thì người bị tiểu đường có thể uống hơn 4 lít nước mỗi ngày trong khi người bình thường chỉ uống 2 lít. Và một dấu hiệu quan trọng để nhận biết bệnh tiểu đường là vừa uống nước xong vẫn thấy khát.

khát nước liên tục là dấu hiệu của bệnh tiểu đường - Thiết bị y tế giá gốc

Cảm giác đói ( ngay cả khi vừa ăn xong)

Khi bị tiểu đường, quá trình chuyển hóa thành năng lượng bị rối loạn, các tế bào không có đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể, dẫn đến tình trạng đói thường xuyên. Người bệnh sẽ có cảm giác thèm ăn vô độ ngay cả khi vừa mới ăn xong.

>> Mua máy đo đường huyết

Giảm cân đột ngột, sút cân bất thường

Do quá trình thiếu hoặc không sử dụng được insulin, cơ thể sẽ giảm tổng hợp protein và mỡ chuyển hóa thành năng lượng, đồng thời do mất nhiều đường glucose trong nước tiểu dẫn đến tình trạng sụt cân bất thường. Nếu có dấu hiệu sụt cân bất thường,  bạn nên đến các cơ sở phòng khám, bệnh viện để chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh tình của mình.

Đói và mệt mỏi vô cớ

Đây là dấu hiệu khá phổ biến của người bị giai đoạn đầu của tiểu đường type 2. Người bệnh thường xuyên uể oải, không có năng lượng làm việc và hoạt động hằng ngày cũng giảm đi.

Thị lực bị yếu đi

Lượng đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến tổn thương ở các mao mạch, mạch máu ( đặc biệt ở mắt), gây nên tình trạng phù nề, xuất huyết và làm giảm thị lực của mắt. Ngay cả khi bạn không có bị mắc các bệnh về mắt.

Dễ nhiễm trùng và nhiễm nấm

Khi bị tiểu đường, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị ức chế, khiến sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm. Sẽ có các triệu chứng như ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục và ngoài ra các vết trầy xướt hay vết cắt trên da sẽ khó lành hơn người bình thường.

>>> Triệu chứng tiểu đường ở người trẻ

Cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Sau khi bạn nhận thấy những dấu hiệu bị tiểu đường giai đoạn đầu, bạn cần lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp để kiểm soát bệnh tiểu đường của mình. Tránh trường hợp để lâu sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh và hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và sử dụng những loại thuốc, thảo dược là cách hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Thay đổi thói quen sống bằng những thói quen lành mạnh 

Điều chỉnh chế độ ăn

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Văn Bình – Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa – Đại học Y Hà Nội (đến năm 2015) quan niệm bị đái tháo đường nên ăn kiêng, không nên ăn tinh bột thậm chí giảm bữa trong ngày là một sai lầm. Dưới đây là những lời khuyên cụ thể tại Hội Thảo thường niên về Đái Tháo Đường dành cho những người bị mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu:

  • Nên ăn vừa đủ theo nhu cầu của cơ thể, không nên ăn quá nhiều. Bạn có thể tính toán theo cân nặng, chiều cao và mức độ lao động của mình để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một cách đơn giản là ăn cảm thấy vừa đủ, không nên cố gắn ăn thêm.
  • Nên ăn rau nhiều ( đặc biệt những loại rau ít tinh bột) và uống nước canh trước khi ăn cơm và ăn thức ăn khác. Điều này sẽ siups làm chậm việc hấp thụ đường sau khi ăn, nhờ vậy sẽ không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
  • Ăn nên đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng là bột đường, chất béo và chất đạm. Chế độ ăn nên có nhiều rau xanh và trái cây tươi. Tuy nhiên, không nên ăn trái cây sau khi ăn bữa chính mà ăn vào bữa phụ để làm giảm cơn đói trong bữa chính và tránh tăng đường huyết.

Tích cực luyện tập thể dục thể thao

Bạn nên có chế độ luyện tập thể thao hằng ngày, nên tập thường xuyên 30 phút mỗi ngày để tăng hoạt động của insulin trong cơ thể, tăng hoạt động của cơ bắp giúp giảm lượng đường trong cơ thể.

Theo các chuyên gia Nội Tiết Đái tháo đường cũng chỉ ra được rằng, việc tập thể dục thường xuyên và kiên trì là một trong những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hiệu quả vì sẽ làm giảm kháng insulin.

Lưu ý, không nên luyện tập khi thấy các triệu chứng như choáng váng, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, buồn nôn,.. và các dấu hiệu mệt mỏi.

Điều trị bằng thảo dược

Theo nghiên cứu của Hội Đái Tháo Đường Thế Giới, những thảo dược như lá xoài, quế chi, hoàng bá, mướp đắng,.. giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu hiệu quả trong việc làm giảm và ổn định đường huyết.

điều trị tiểu đường bằng thảo dược - Thiết bị y tế giá gốc

Kiểm soát đường huyết tại nhà thường xuyên bằng máy đo đường huyết

Kiểm soát đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết tại nhà giúp bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục hàng ngày phù hợp với bản thân mình hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

>>> Top 10 máy đo đường huyết tốt nhất hiện nay

Bài viết tương tự

Leave a Comment

Contact Me on Zalo