Bệnh tiểu đường – Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị tại nhà
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (tên tiếng anh Diabetes mellitus). Là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động. Biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều vào ban đêm và do đó làm khát nước.
Nguyên nhân tiểu đường
Tùy theo từng dạng bệnh (tuýp 1 hay tuýp 2) mà có những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân được xem là thủ phạm chính gây bệnh tiểu đường cần phải chú ý để phòng tránh.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1
Dạng bệnh này phụ thuộc vào insulin do cơ thể không thể tự sản xuất được do hệ thống miễn dịch cơ thể bởi tuyến tụy bị tấn công. Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay xảy ra ở trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Các nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 được xác định gồm:
– Nguyên nhân di truyền:
Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định được ai là người có khả năng mắc phải bệnh đái đường tuýp 1. Gen được truyền từ bố mẹ sang cho con. Gen giúp thực hiện việc tạo ra các Protein cần thiết tới hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một vài biến thể gen hoặc một số nhóm gen tương tác với nhau tạo thành nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
– Do hệ miễn dịch:
Khi hệ miễn dịch cơ thể suy giảm sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Từ đó làm cho tuyến tụy bị suy giảm & mất dần đi khả năng sản xuất insulin ổn định của cơ thể.
– Do các yếu tố bên ngoài:
Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2
Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc vào insulin. Bệnh này chuyển biến khá phức tạp, sẽ gây nhiều nguy hiểm cho người mắc bệnh. Những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường từ 40 tuổi trên lên. Tuy nhiên thì bệnh đang ngày một trẻ hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, tính mạng của người bệnh. Các nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm:
– Nguyên nhân do di truyền:
Cũng giống với tiểu đường tuýp 1, gen đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của tiểu đường tuýp 2 làm giảm suy khả năng sản xuất ra insulin của tuyến tụy.
– Do béo phì và lười vận động:
Đây là chính nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu trong cơ thể có nhiều calo dư thừa sẽ gây nên tình trạng kháng insulin. Thêm vào đó, nếu như người bệnh vận động ít sẽ tác động đến tuyến tụy và gây ra áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin. Trong một thời gian dài như thế tuyến tụy sẽ suy yếu & mất dần khả năng sản xuất insulin và gây ra bệnh đái đường.
>>> 9 mẹo làm giảm đường huyết trong máu
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê. Thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn uống kiêng quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, uống rượu nhiều, tập luyện quá sức… Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi, choáng váng, đánh trống ngực.
Nếu hạ đường huyết ở thể nhẹ hay trung bình có thể chỉ cần cho bệnh nhân ăn cháo loãng, súp hay uống một cốc nước đường, nằm nghỉ ngơi. Khi tỉnh táo lại thì cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Trường hợp tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào tình trạng hôn mê. Do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.
Biến chứng mãn tính
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính. Hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào.
Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) lưu ý rằng: Có thể phát hiện tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Nhưng thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất. Và đưa đến một số biến chứng gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Cụ thể, biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.
Lợi ích khi sử dụng máy đo đường huyết với người bệnh tiểu đường
Thông thường, những người bị bệnh tiểu đường có suy nghĩ rất chủ quan. Nghĩ rằng : “Những người đã bị tiểu đường nặng thì mới cần sử dụng máy đo đường huyết“. Nhưng bạn đã biết tới những lợi ích thật sự từ việc sử dụng máy đo đường huyết chưa? Và có phải chỉ có những người bị nặng mới sử dụng?
-
Máy đường huyết
- 1. Giúp bạn kiểm soát được chỉ số đường huyết và duy trì đường huyết ở mức độ bình thường. Từ đó trì hoãn được sự bắt đầu của các biến chứng.
2. Giúp bạn biết đường huyết của bạn đang ở mức nào để kịp thời ăn uống, kiêng khem đúng đắn.
– Tham gia vào các họat động thể chất hàng ngày:
+ Tập thể dục, di chuyển glucose vào máu và các mô mà nó có thể sử dụng để tạo thành năng lượng.
- – Chế độ ăn uống hợp lý:
+ Ăn uống ít carbohydrate tinh chế
+ Ăn nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc
+ Ăn chất béo không bão hòa đơn như dầu ôliu.
3. Giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm tra ngay tại nhà bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi.
4. Giúp bạn biết nên tập luyện như thế nào là tốt, thích hợp và an toàn nhất. Và luôn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh cho cơ thể.
5. Giúp cho bạn hiểu rõ về bệnh của mình:
– Để bệnh nhân có thể tự chăm sóc, lo lắng cho bản thân.
– Giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. Có thể tự điều trị và theo dõi bệnh một cách hiệu quả.
>>> Mua máy đo đường huyết chất lượng tại Đà Nẵng
Thiết bị y tế gia đình Vinabook
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 0905.644.128 – 0236.3822866