0905 644 128

Responsive image
tin sức khỏe Vớ suy giản tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh thường mắc phải ở phụ nữ, đặc biệt là những người làm công việc phải ngồi lâu hoặc đứng lâu như giáo viên, nhân viên văn phòng, bác sĩ phẫu thuật… Giãn tĩnh mạch chân không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như sưng phù, đau nhắc. Nếu các trường hợp giãn tĩnh mạch không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành suy giãn tĩnh mạch sâu hai chi dưới.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Suy giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là suy van tĩnh) là do một nguyên nhân nào đó khiến các van tĩnh mạch tổn thương và giãn ra, làm máu chảy theo chiều ngược lại, dẫn tới tình trạng chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân bị suy giảm.

Có 2 loại suy giãn tĩnh mạch chi dưới:

Suy giãn tĩnh mạch nông

Tĩnh mạch nằm ở ngay phía dưới da, nhìn được bằng mắt thường. Suy tĩnh mạch nông xuất hiện các triệu chứng như: đau phía dưới chỗ bị giãn, có hiện tượng sưng phù chân và nổi gân xanh.

Suy van tĩnh mạch sâu

Tĩnh mạch nằm ở sâu bên trong các cơ bắp nên không thấy được. Suy tĩnh mạch sâu xuất hiện các triệu chứng như: đau nhức chân và sưng phù vùng mắt cá chân, ban đêm khi đi ngủ hay bị chuột rút. Đỡ dần khi gác chân lên cao và nghỉ ngơi.

Nguyên nhân bệnh giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Có một số nguyên nhân được bác sĩ chuẩn đoán trong quá trình điều trị như:

Do yếu tố di truyền: hơn 83% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân có người thân bị mắc bệnh.

Do giới tính: phụ nữ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ và thói quen đi giày cao gót trong thời gian dài.

Do tính chất công việc: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên văn phòng,…

Do béo phì, thừa cân: dồn trọng lực lên chân dẫn đến tắc van tĩnh mạch.

Do biến chứng sau phẫu thuật ung thư vú,..làm suy van tĩnh mạch.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi dưới

Hơn 80% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh. Vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu của căn bệnh này là vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu người bệnh thường khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có các cảm giác kiến bò, nóng rát; chuột rút bắp chân vào ban đêm; sưng quanh mắt cá chân, đau nhức, tê mỏi chân,…  Các triệu chứng hay có xu hướng tăng lên vào chiều tối, khi đứng lâu.

Dấu hiệu ở giai đoạn cuối

Chuyển sang giai đoạn cuối bệnh chuyển biến nặng hơn đi kèm những cơn đau. Nhìn thấy rõ các mạch máu xanh nổi lên trên da, bị nặng hơn có thể chảy máu và nhiễm trùng dẫn đến hoại tử chân.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh thường mắc phải ở phụ nữ, đặc biệt là những người làm công việc phải ngồi lâu hoặc đứng lâu như giáo viên, nhân viên văn phòng, bác sĩ phẫu thuật… Giãn tĩnh mạch chân không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như sưng phù, đau nhắc. Nếu các trường hợp giãn tĩnh mạch không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành suy giãn tĩnh mạch sâu hai chi dưới - Thiết bị y tế giá gốc

>>> Nên mua vớ y khoa giãn tĩnh mạch ở đâu?

Biến chứng nặng thành suy van tĩnh mạch sâu hai chi dưới

Các biểu hiện nghiêm trọng của suy van tĩnh mạch sâu:

  • Đau chân: Tùy theo mức độ nặng của bệnh mà bệnh nhân đau chân ngay cả khi đi hay đứng.
  • Mỏi chân và tê chân: Có cảm giác hai chân rất nặng nề, chạy vài mét chân đã mỏi nhừ, nặng hơn khi vận động nhiều.
  • Sưng phù ở chân: Chân sưng phù khi đứng và ngồi một chỗ trong nhiều giờ, biểu hiện giảm đi khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi.
  • Chuột rút (vọp bẻ): Chuột rút thường xuyên trong lúc ngủ, làm mất giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi. Biểu hiện nặng hơn tùy vào tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác ngức ngáy như có kiến bò trên chân.
  • Bệnh đặc biệt nặng khi da xuất hiện các sưng to mủ, các vết loét. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoại tử chân, nặng nhất phải cưa chân.

Viêm tắc tĩnh mạch sâu, tạo nên các khối huyết, các khối này có thể di chuyển lên tim, lên phổi và gây hiện tượng tắc động mạch phổi, dẫn tới tử vong đột ngột.

Điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch được điều trị bằng một trong những cách sau đây (tốt nhất nên kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất)

Điều trị nội khoa

Mang vớ áp lực tĩnh mạch: đeo vớ vào ban ngày để tạo áp lực ép, giúp khép các van tĩnh mạch bị hở. Ngoài ra tốt nhất nên kết hợp sử dụng thêm một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị.

Liệu pháp xơ hóa

Sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch để khóa chức năng của tĩnh mạch bị hỏng đồng thời điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch bình thường khác.

Phẫu thuật

Tiểu phẫu để đưa các mạch máu bị giãn ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động của chúng. Tiến hành lấy bỏ các van tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da… Đây là phương pháp vô cùng phức tạp đòi hỏi trình độ bác sĩ và thiết bị phẫu thuật hiện đại.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính tiến triển theo thời gian (như bệnh tiêu đường hay tim mạch) . Hiện nay không có bất kỳ loại thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn căn bệnh này. Với suy giãn tĩnh mạch sâu những phương pháp can thiệp (chích xơ, cắt đốt bằng laser, phẩu thuật…) không có hiệu quả cao. Sau khi phẫu thuật một thời gian sau vẫn bị tái phát lại thường nặng hơn và rất khó điều trị. Nên việc sử dụng vớ y khoa được xem như biện pháp điều trị an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất.

>> Cách chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Thiết bị y tế gia đình Vinabook

Hotline tư vấn: 0905.644.128 – 091.555.1519

Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

Bài viết tương tự

Leave a Comment

Contact Me on Zalo