Giới thiệu sản phẩm
Vớ y khoa hay vớ áp lực là loại vớ được sản xuất bằng kỹ thuật đặc biệt để tạo ra mức áp lực tác động lên từng đoạn của chi dưới phù hợp với sinh lý bình thường: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim. Đây là loại vớ có chia mức áp lực phù hợp sử dụng trong điều trị cho từng mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau.
Vớ điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Class II – Microfiber Soft Art.M2170A có mức áp lực từ 23-32 mmHg, mức áp lực thích hợp trong việc điều trị các chứng thiếu tĩnh mạch mãn tính nhẹ, viêm tắc tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch sau khi phẫu thuật.
Với kỹ thuật may liền mảnh, không mối nối, độ bám giữ cố định ở gót và ngón chân không gây trơn tuột khi mang. Vớ được dệt từ chất liệu vi sợi mềm mang lại cảm giác khô thoáng, dễ chịu và không gây dị ứng cho da.
Vớ điều trị suy tĩnh mạch thương hiệu Relaxsan, chất lượng đạt chuẩn CE. Relaxsan nổi tiếng với dòng sản phẩm vớ y khoa: vớ phòng ngừa suy tĩnh mạch, vớ điều trị suy tĩnh mạch, vớ cho người tiểu đường.
Bảng đo size
Việc chọn đúng size vớ là điều cơ bản để đạt được lợi ích tốt nhất trong điều trị suy tĩnh mạch bằng vớ y khoa.
Mang vớ điều trị suy giãn tĩnh mạch đúng cách
– Cuộn vớ nhẹ nhàng từ đầu đến chóp chân.
– Đặt vớ vào đúng vị trí đầu chóp và gót chân.
– Kéo lên từ mắt cá chân cho đến đầu gối, một cách chính xác và nhẹ nhàng.
– Kéo thẳng và tránh các nếp gấp trên bắp chân.
– Kéo và phân đều áp lực tới háng, tương tự cho phần trên.
Cách đo
Cách sử dụng vớ y khoa hiệu quả
– Tham khảo ý kiến bác sĩ về size vớ và mức áp lực thích hợp với bạn. Mang vớ có kích thước không phù hợp, quá lỏng không phòng ngừa được huyết khối hoặc quá chặt ngăn cản dòng máu. Nếu trong quá trình điều trị với vớ cân nặng của bạn có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) thì bạn cũng phải thay đổi size vớ khác thích hợp hơn.
– Mang vớ suốt ngày, mọi ngày, và chỉ bỏ ra ban đêm. Lời khuyên cho người mới bắt đầu mang vớ y khoa thì lúc đầu hãy mang trong ít giờ cho quen rồi sau tăng dần.
– Kiểm tra thường xuyên xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và thực sự có
– Sau 3- 6 tháng sử dụng, nên thay vớ khác. Chú ý quy cách giặt máy, tốt nhất là giặt tay.
– Phải theo dõi các vấn đề dòng máu ở chân và bàn chân của bạn, ít nhất là một lần trong ngày. Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, hoặc bị tê hay có cảm giác như kim châm kéo dài khi mang vớ cần báo cho bác sĩ của bạn. Có thể bạn phải đổi size vớ và áp lực khác để giữ cho dòng máu đi xuống chân tốt…
Mang vớ áp lực (vớ y khoa) – phương pháp điều trị cho người bệnh suy tĩnh mạch hay được sử dụng nhất, đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc. Khi mang vớ với mức áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch chi dưới bị giãn (bị hở) sẽ khép kín trở lại, nhờ đó phục hồi chức năng, hạn chế dòng máu trào ngược, cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch, làm giảm áp lực tĩnh mạch khi đi lại, giảm nhẹ các triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính như phù, nhức, đau và đồng thời có tác dụng đề phòng được hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.