Bệnh cao huyết áp là gì? Nguyên nhân – cách điều trị
Kẻ giết người thầm lặng là cách người ta ví von về căn bệnh cao huyết áp, bởi vì toàn bộ bộ sự tiến triển của căn bệnh thường diễn ra trong âm thầm và ko hề có triệu chứng đặc biệt. Theo thống kê trên toàn quốc vào năm 2016 có khoảng 12 triệu người mắc phải , đồng nghĩa với cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Con số này dang tăng cao theo từng năm và dự khiến có thể đạt mốc 45% ở người lớn, thật sự đáng báo động.
Bệnh cao huyết áp hay người ta còn gọi là “kẻ giết người thầm lặng”
1.Bệnh cao huyết áp là gì và nó có thật sự nguy hiểm ?
Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông, từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên.
Cao huyết áp được phân loại như sau:
- Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
- Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
- Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
- Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
2. Ai là người nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, triệu chứng là gì?
2.1 Những người có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp:
- Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp:
- Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:
- Thừa cân béo phì;
- Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
- Ăn uống không lành mạnh;
- Ăn quá nhiều muối;
- Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
- Hút thuốc lá;
- Căng thẳng thường xuyên.
Tuy nhiên theo nhiều báo cáo y khoa hiện nay việc người trẻ tuổi mắc bệnh cao huyết áp đang tăng cao . Việc coi thường sức khỏe ở người trẻ đả tạo nên hệ lụy to lớn cho xã hội.
2.2 Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
- Nhức đầu
- Nặng đầu
- Mỏi gáy
- Chóng mặt
- Nóng phừng mặt
- …
Tuy nhiên, có khoảng 1/3 trường hợp người bệnh không có dấu hiệu gì, chỉ phát hiện bệnh khi đo huyết áp tình cờ hay khám sức khỏe tổng quát hoặc khi đã có biến chứng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mạn giai đoạn cuối.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người lớn từ 50 tuổi trở lên cần khám tổng quát và kiểm tra huyết áp định kỳ vì huyết áp có xu hướng tăng dần theo tuổi.
Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp đo được ≥ 180/120 mmHg kèm có kèm một trong các dấu hiệu sau như co giật, lừ đừ, nhìn mờ, nôn ói, hôn mê, khó thở, đau tức ngực dữ dội, khi đó thì người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh cao huyết áp mà bác sĩ khuyên dùng.
3.1 Để chẩn đoán tăng huyết áp chỉ có cách duy nhất là đo huyết áp.
Hiện nay, có 3 cách đo huyết áp để chẩn đoán bệnh gồm:
- Đo huyết tại phòng khám: HA ≥ 140/90 mmHg
- Đo huyết áp tại nhà: HA ≥ 135/85 mmHg
- Máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (máy Holter huyết áp): HA ≥ 130/80 mmHg
3.2 Phương Pháp đo huyết áp bác sĩ kiến nghị:
- Ngồi nghỉ 15 phút trước khi đo.
- Không hút thuốc lá, uống cafe 2 giờ trước khi đo.
- Tư thế đo: nằm trên giường hoặc ngồi dựa lưng vào ghế, hai chân chạm sàn nhà, không bắt chéo chân, tay duỗi thẳng, đặt ngang tim, giữ im lặng trong lúc đo.
- Lần đầu tiên đo huyết áp cả hai tay, tay có mức huyết áp cao hơn được chọn để đo và theo dõi huyết áp những lần sau.
- Mỗi lần đo 2 lượt, cùng một tay, mỗi lượt đo cách nhau 2 phút. Nếu huyết áp tâm thu ở 2 lần đo khác biệt > 10 mmHg, đo thêm lần thứ 3 sau 2 phút nữa. Lấy huyết áp trung bình của 2 lần đo gần nhất.
- Dùng máy đo tự động, loại có băng quấn cánh tay có kích thước phù hợp.
Người bệnh có thể đo huyết áp buổi sáng hoặc buổi chiều, hoặc khi có triệu chứng gợi ý tăng huyết áp kể trên.
4. Phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh cao huyết áp.
4.1 Phuong pháp điều trị:
- Hạn chế muối ăn. …
- Tập thể dục. …
- Hạn chế lượng cồn tiêu thụ …
- Thay đổi chế độ ăn. …
- Giảm cân. …
- Ngừng hút thuốc lá …
- Ngồi thiền. …
- Bổ sung một số vi chất khác.
- Ngoài ra chế độ ăn uống và thực phẩm cũng là 1 phương pháp hiểu hiệu để điều trị bệnh huyết áp cao
4.2 Biện pháp phòng ngừa bệnh huyết áp cao:
- Kiểm soát cân nặng: – Luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý. …
- Chế độ ăn uống khoa học: Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần tích cực sử dụng thực phẩm hỗ trợ hiệu quả phòng ngừa THA như: …
- Luyện tập thường xuyên: …
- Nếp sinh hoạt lành mạnh:
Cảnh báo !!!
Việc không điều trị hoặc điều trị nhưng không kiểm soát được huyết áp sẽ dẫn đến biến chứng tăng huyết áp lên trên tim, não, thận và một số cơ quan khác.