0905 644 128

Responsive image
Blog Tin ngành y tế

Những dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bệnh tiểu đường

Nhiều người thường nghĩ bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà không nghĩ rằng bệnh này cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ gây nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

>>> Máy đo đường huyết – Tầm soát tiểu đường tại nhà hiệu quả.

Thực trạng mắc đái tháo đường ở trẻ

bệnh tiểu đường ở trẻ em - Thiết bị y tế giá gốc

Trong 5 năm gần đây, số lượng bệnh nhi mắc đái tháo đường type 1 được chuẩn đoán mỗi năm từ 40 – 50 bệnh ở bệnh viện Nhi Trung ương, cao hơn nhiều so với trước đó ( chỉ 5-20 bệnh nhân/ năm). Tỷ lệ này ngày càng có xu thế gia tăng tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam.

Theo TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết- Chuyển hóa – Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh đái tháo đường ở trẻ em và vị thành niên có các nhóm chính là : đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường do di truyền đơn gen.

Bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em do yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm tỷ lệ khoảng 10- 20%. Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường type 1 thường không được phát hiện sớm mà chỉ đến khi các biểu hiện bệnh quá rõ ràng mói được phát hiện.

Tiểu đường type 2 thường xảy ra ở những trẻ thừa cân, béo phì hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, tiều đường tuýp 1 chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở trẻ em - Thiết bị y tế giá gốc

Khát nước và đi tiểu nhiều

Đây là triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường. Khi trẻ có dấu hiệu nhanh khát, uống nhiều nước và đi tiểu liên tục, ba mẹ cần chú ý.

Nguyên nhân của việc nhanh khát và đi tiều liên tục là do đường bị tích tụ nhiều khiến thận làm việc liên tục ở cường độ cao để có thể lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa. Đến khi thận không còn khả năng để hoàn thành quá trình này, lượng đường dư thừa trong máu sẽ được bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Lúc này, nước tiểu của trẻ có thể có máu hoặc dịch tế bào.

Trẻ bị tiểu đường muốn đi tiểu nhiều hơn dẫn đến mất nước. Khi đó, trẻ sẽ uống rất nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi và càng đi tiều nhiều hơn.

Cảm thấy đói liên tục

Việc thiếu hụt isulin khiến lượng đường trong các mô giảm mạnh, gây cạn kiệt năng lượng. Đây là nguyên nhân gây ra những cơn đói dữ dội, kéo dài thậm chí ngay sau khi trẻ vừa mới ăn xong.

Thường xuyên mệt mỏi

Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, không muốn vận động, chỉ muốn nằm cả ngày. Lý do chủ yếu là do việc tiểu tiện liên tục khiến các tế bào bị cạn kiệt năng lượng, giảm khả năng hoạt động của cơ thể.

Sút cân thấy rõ

Dù ăn nhiều, liên tục cảm thấy đói nhưng các mô không nhận được năng lượng từ thức ăn. Lúc này, các mô bắt buộc phải lấy năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy trước đó. nên trẻ sẽ bị sút cân bất thường. Ba mẹ cần lưu ý điều này, trẻ ăn nhiều nhưng vẫn sút cân!

Mắt nhìn mờ

Do sự chênh lệch lượng đường giữa các mô và môi trường bên ngoài, gây rút dịch từ các mô trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh tiêu cự của trẻ. Nếu không điều trị đái tháo đường sớm, có thể dẫn đến hình thành những mạch máu mới ở võng mach và tổn thương các mạch máu ở đây.

Triệu chứng này thường chưa xuất hiện ở thời gian đầu nên chưa ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm sẽ gây mù lòa.

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường ở trẻ em : lên cơn co giật, hôn mê, lơ mơ, thở nhanh, nhiễm trùng, đau bụng, mất tri giác thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

>>> Bệnh tiểu đường ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hướng điều trị bệnh tiểu đường trẻ em:

Bệnh đái tháo đường tuýp 1

  • Sử dụng insulin suốt đời và theo dõi lượng đường huyết thường xuyên.
  • Quản lý chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn để giúp giữ lượng đường trong máu nằm trong phạm vi mục tiêu cho phép.

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường xảy ra ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, nhưng nó có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời mỗi người.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2

  • Thay đổi chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Thường xuyên tập thể dục.
  • Duy trì cân nặng trong mức cho phép.
  • Sử dụng thuốc ( theo đơn của bác sĩ).

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 tăng lên khi chúng ta già đi, nhưng trẻ em cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ

trẻ em vui chơi - Thiết bị y tế giá gốc

Ba mẹ hãy thực hiện những biện pháp dưới đây để phòng tránh bệnh đái tháo đường cho trẻ nhỏ nhé:

  • Thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhanh, uống nước ngọt có ga.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe, xét nghiệm định kỳ. Những xét nghiệm này sẽ đánh giá sớm nguy cơ đái tháo đường ở trẻ để có những biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Đối với những trẻ đã mắc bệnh, cần hướng dẫn trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại để tránh bị trầy xước, áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
  • Tạo cho trẻ một môi trường sống bình thường để trẻ được phát triển toàn diện. Điều này giúp nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh đái tháo đường trẻ em.

>>> Ngũ cốc dinh dưỡng cho người tiểu đường

Khảo sát xem con bạn có nguy có mắc đái tháo đường không?

Việc  trả lời những câu hỏi dưới đây sẽ phần nào giúp bạn đánh giá được con bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay không

1. Trẻ có thường xuyên khát nước hoặc gần đây trẻ thường cảm thấy khát nhiều hơn bình thường không?

A. Có

B. Không

2. Gần đây trẻ có đi tiểu nhiều không?

A. Có

B. Không

3. Trẻ có bị sút cân mà không có lý do không?

A. Có

B. Không

4. Chỉ số đường huyết của trẻ có cao không?

A. Có

B. Không

5. Nồng độ ketone trong nước tiểu của trẻ có cao không?

A. Có

B. Không

6. Các vết thương hở trên cơ thể trẻ thường rất lâu lành?

A. Có

B. Không

7. Thị lực của trẻ có bị giảm sút không?

A. Có

B. Không

8. Trẻ có thường cảm thấy mệt và đói không?

A. Có

B. Không

9. Trên cổ của trẻ có xuất hiện các mảng màu tối không?

A. Có

B. Không

Kết quả

Nếu phần lớn đáp án bạn chọn là “Có”

Xét nghiệm đường huyết có thể giúp xác định con bạn có mắc đái tháo đường hay không. Các triệu chứng thường gặp của đái tháo đường ở trẻ nhỏ là thường xuyên có cảm giác khát, đi tiểu nhiều và giảm cân. Thông thường, các triệu chứng của bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ phát triển trong một khoảng thời gian rất ngắn, trong khi các triệu chứng của bệnh đái tháo đường týp 2 lại phát triển chậm hơn. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng này, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Nếu phần lớn đáp án bạn chọn là “Không”

Xin chúc mừng! Con bạn không có những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Bài viết tương tự

Leave a Comment

Contact Me on Zalo